Khoa Kinh tế Chính trị (Mới)
 
Chealbol và nền kinh tế Hàn Quốc

Vào lúc 9 giờ sang ngày 9/10/2015 , Khoa Kinh tế Chính trị (KTCT) đã tổ chức buổi tọa đàm về chủ đề: “ Chealbol và nền kinh tế Hàn Quốc”. Buổi Hội thảo có sự tham gia của GS. Jae hyun lyu cùng sự hiện diện đầy đủ của các Thầy Cô trong Khoa


        Ngày nay, Hàn Quốc được biết đến với các thương hiệu quốc tế danh tiếng bởi các Chealbol như SamSung, Hyundai, Kia, LG, Posco,…Những tập đoàn kinh tế này đã góp phần quan trọng cho sự thành công trong phát triển kinh tế của Hàn Quốc. Ít người có thể hình dung rằng những công ty khổng lồ này xuất phát điểm từ những doanh nghiệp tư nhân sở hữu gia đình có quy mô rất nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm (LG), hay điện dân dụng (SamSung), sửa chữa Oto (Huyndai). Khác với các tập đoàn kinh tế của Châu Âu, Hoa Kỳ hay Nhật Bản, các Cheabol của Hàn Quốc là công ty gia đình và do vậy có mối quan hệ chặt chẽ giữa chế độ sở hữu và hoạt động quản lý.

         Những Cheabol của Hàn Quốc đa phần được thành lập từ những năm bốn mươi của thế kỷ trước, và phát triển mạnh sau khi Hàn Quốc giành độc lập. Những tập đoàn kinh tế này phát triển rất mạnh trong thời kỳ công nghiệp hóa của Hàn Quốc. Với mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp quan trọng như luyện kim, hóa chất, ô tô và điện tử nên chính phủ Hàn Quốc đã có những chính sách ưu đãi, khuyến khích sự phát triển các tập đoàn kinh tế lớn, có sức cạnh tranh quốc tế và giúp cho đất nước nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp hóa.

          Các tập đoàn kinh tế của Hàn Quốc cũng có quá trình phát triển thăng trầm, gia tăng và suy giảm về số lượng và sức cạnh tranh, được tái cấu trúc và sáp nhập sau thời kỳ khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997-1998. Tuy nhiên, các chealbol vẫn chiếm giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế Hàn Quôc, đóng góp tới 30%GDP của Hàn Quốc vào thời kỳ 2008-2011. Mặc dù có những ưu điểm và đóng góp quan trọng, các Cheabol cũng đã và đang đặt ra một số vấn đề như: sự tập trung kinh tế quá lớn có thể tạo ra sức mạnh và gây ảnh hưởng tới các chính sách kinh tế của Chính phủ; xâm lấn cạnh tranh với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số lĩnh vực; tạo ít việc làm và gây ra bất bình đẳng thu nhập về lương.

          Tại buổi seminar, nhiều câu hỏi của các giảng viên đã được đặt ra như Việt Nam có thể học hỏi gì từ việc phát triển các Cheabol? Vì sao các tập đoàn kinh tế của Việt Nam không thành công như Hàn Quốc? GS Lyu lưu ý rằng việc học tập kinh nghiệm phát triển các Chaebol cần tính đến cả ưu và nhược điểm trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam.

 


Trần Quang Tuyến